1/ История развития кофе
- Vào thế kỷ 9, người đàn ông chăn dê (пастух) tên Kaldi phát hiện ra cây cà phê (кофейное дерево) ở Ethiopia. Kaldi thấy rằng những con dê ăn loại quả màu đỏ và chúng trở nên hăng hái (энергичный), không ngủ vào ban đêm. Ông cũng thử và cảm thấy tinh thần tỉnh táo (ум становится ясным), có thể cầu nguyện suốt nhiều giờ đồng hồ. Có lẽ đây là thời điểm đầu tiên khi con người phát hiện ra công dụng của chất cafein (кофеин).
- Đến thế kỷ 14, những người buôn nô lệ (торговцы рабами) mang cà phê từ Ethiopia sang bán đảo Ả Rập (Аравийский полуостров). Nhưng tới thế kỷ 15, người ta mới biết rang cà phê (обжигать кофе) lên và làm thành đồ uống. Vùng Ả Rập là nơi độc quyền trồng cà phê. Trung tâm giao dịch cà phê khi đó là thành phố cảng (портовый город) Mocha (hay Mokka), chính là thành phố Al Mukha của Yemen ngày nay.
- Trong thế kỷ 16, cà phê được lan rộng ra Ba Tư, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Thế kỷ 17, cây cà phê được trồng phổ biến ở các thuộc địa (колония) của Hà Lan, giúp nước này thống trị ngành thương mại cà phê. Cũng trong thời gian đó, cà phê đã du nhập vào Mỹ và trở thành thức uống yêu thích nhất.
- Thế kỷ 18, cà phê được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu có lợi nhuận (прибыльный экспортный товар) cao nhất.
- Từ "cà phê" được biết xuất phát từ "qahwa" trong tiếng Ả Rập và "kahve" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Ý nghĩa cổ xưa nhất của nó là "rượu" hoặc "thức uống có khả năng kích thích". Từ đây, các ngôn ngữ khác trên thế giới đã có thêm một từ mới xuất hiện:
Tiếng Anh: coffee
Tiếng Pháp: café
Tiếng Tây Ban Nha: café
Tiếng Ý: caffè
Tiếng Đức: Kaffee
Tiếng Bồ Đào Nha: café
Tiếng Nhật: コーヒー (kōhī)
Tiếng Hàn: 커피 (keopi)
Tiếng Trung Quốc: 咖啡 (kāfēi)
- Trong tiếng Nga, кофе được biết đến là giống đực. Bởi vì trước đó, trong tiếng Nga đã từng xuất hiện những từ chỉ cà phê là "кофей" và "кофий".
2/ Виды и сорта кофе
Có nhiều loại cà phê khác nhau, mỗi loại được phân loại dựa trên nguồn gốc, cách chế biến và hương vị:
- Cà phê Arabica (арабика): Loại phổ biến nhất, có hương vị tinh tế (тонкий вкус), ít đắng (менее горький).
- Cà phê Robusta (робуста): Đậm đà (насыщенный), đắng và chứa nhiều caffeine hơn, thường dùng cho espresso.
- Cà phê Liberica (либерика): Hiếm (редкий) và có hương vị độc đáo (уникальный вкус), hương hơi giống hoa quả.
- Cà phê Excelsa (эксельса): Phổ biến ở Đông Nam Á, hương vị chua nhẹ (слегка кислый) và đa dạng.
Loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam là cà phê Robusta. Loại cà phê này được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Đắk Lắk, Lâm Đồng và Gia Lai, nhờ khí hậu và đất đai phù hợp (подходящий климат и почва). Robusta có hương vị mạnh, đậm và vị hơi đắng đặc trưng, làm nên phong cách cà phê truyền thống Việt Nam. Ngoài ra, cà phê Arabica cũng được trồng ở một số vùng cao như Sơn La, nhưng ít phổ biến hơn do hương vị nhẹ nhàng hơn và giá thành cao hơn.
3/ Кофейная культура
Ngày nay, cà phê đã trở thành một trong những đồ uống không thể thiếu với nhiều người. Đặc biệt, sự ưa chuộng này đã tạo nên một văn hoá cà phê phong phú, đa dạng ở nhiều quốc gia, nhiều nhóm cộng đồng từ thanh niên đến những người lớn tuổi, không phân biệt tầng lớp, giới tính hay công việc. Thưởng thức cà phê không chỉ là sở thích cá nhân, mà còn là thói quen của rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại.
Nếu như người Ý nói riêng và các nước châu Âu nói chung ưa thích những món đồ uống quen thuộc từ cà phê như: espresso (эспрессо), cappuccino (капучино), latte (латте), macchiato (макиато), americano (американо), mocha (мокко).
Tại Việt Nam, tuy cà phê được du nhập khá muộn so với các nước khác, nhưng bằng sự chăm chỉ lao động và sáng tạo, người Việt đã nhanh chóng định vị thương hiệu của mình trên bản đồ cà phê thế giới. Giờ đây, khi nhắc tới cà phê, Việt Nam luôn là cái tên nằm trong Top-Of-Mind (лидеры в умах) của nhiều người tiêu dùng. Bằng cách điều chỉnh lượng đường và sữa, chúng ta đã tạo nên những đồ uống thơm ngon và mang đậm bản sắc văn hoá như: cà phê đen (чёрный кофе) hay vẫn gọi ngắn gọn là đen đá, cà phê sữa (молочный кофе) hay nâu đá. Bạc Xỉu góp phần làm phong phú thêm menu cà phê với lượng sữa nhiều hơn cà phê, mà đôi khi ta có thể gọi đùa rằng đây là sữa vị cà phê hay cà phê trắng (белый кофе).
Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến những món đồ uống mới, độc lạ và khá "hot" trong những năm gần đây: cà phê dừa (кофе с кокосом), cà phê muối (кофе с солью), thậm chí là cả cà phê nước mắm (кофе с рыбным соусом).
Cà phê trứng (кофе с яйцом) cũng là một trong những món must-try của bất kỳ du khách nước ngoài nào khi tới Việt Nam du lịch.
Ngày nay, trong cuộc sống bận rộn, mọi người không có nhiều thời gian cho việc pha chế cà phê, vậy nên sự ra đời của cà phê hoà tan (растворимый кофе) là một trong những lựa chọn tối ưu của đại đa số người yêu thích cà phê.
4/ Другие однокоренные к слову "кофе"
Rất nhiều bạn mới học tiềng Nga sẽ hay nhầm lẫn giữa đồ uống (кофе - giống đực) và quán cà phê (кафе - giống trung). Ngoài ra, quán cà phê còn có những tên gọi khác như: кафешка, кофейня.
Một ly cà phê nhỏ cũng có thể gọi theo một cách trìu mến là кофеёк.
Để pha cà phê hạt thì trước hết bạn cần dùng máy xay cà phê (кофемолка), hãm trong nước sôi và đựng chúng trong ấm cà phê (кофейник). Hiện nay có rất nhiều máy pha cà phê (кофеварка) để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Gặp gỡ, tán gẫu cùng bạn bè trong khi uống cà phê (кофейничать) đã trở thành xu hướng mới trong nghi thức giao tiếp xã hội hiện nay. Bạn có thích uống cà phê không?
0 Nhận xét